loi, bai, hat, lời bài hát

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Định nghĩa quy phạm pháp luật? Các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật?


*Định nghĩa qui phạm Pháp luật:

Qui phạm Pháp luật là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhân. Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ trong xã hội.

*Các bộ phận cấu thành qui phạm Pháp luật:

_Giả định: là một bộ phận của qui phạm Pháp luật. Trong đó nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh, địa điểm, không gian, thời gian, những tình huống, khả năng mà những chủ thể sẽ xảy ra trong thực tiễn cuộc sống.
VD: - Mọi cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh thì phải nộp thuế.
“ Mọi cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh” là bộ phận giả định.
Giả định là 1 bộ phận ko thể thiếu của 1 quy phạm pháp luật. Vì nếu thiếu bộ phận này thì chúng ta ko thể xác định được chủ thể nào, trong tình huống nào, điều kiện hoàn cảnh nào sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
_Quy định: là một bộ phận của qui phạm Pháp luật,trong đó nêu lên cách xử sự mà Nhà nước đặt ra đối với các chủ thể khi các chủ thể rơi vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của qui phạm Pháp luật.
VD: - Mọi cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh thì phải nộp thuế.
“ phải nộp thuế” là bộ phận qui định.
Bộ phận quy định là 1 bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và ko thể thiếu trong 1 quy phạm pháp luật. Bởi lẽ nếu thiếu bộ phận này thì các chủ thể ko thể biết được những đòi hỏi của nhà nước đối với mình khi mình rơi vào điều kiện hoàn cảnh đã được pháp luật dự liệu.
_Chế tài: là một bộ phận của qui phạm Pháp luật, trong đó nêu lên các biện pháp mà Nhà nước dự kiến sẽ tác động lên các chủ thể khi chủ thể đó không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với cách xử sự mà đã được ghi trong qui định của qui phạm Pháp luật.
VD: Người nào thực hiện hành vi giết người thì bị phạt tù từ A năm đến B năm.
“ bị phạt tù từ A năm đến B năm” là bộ phận chế tài.

Định nghĩa quy phạm pháp luật? Các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật? 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét