loi, bai, hat, lời bài hát

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Ý thức pháp luật và pháp chế

1. Ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội xã hội chủ nghĩa,

thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội.

Ý thức pháp luật có hai đặc trưng cơ bản:

Đặc trưng thứ nhất, ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội vì vậy nó luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Mặt khác, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật được thể hiện:
Ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Thực tế cho thấy tồn tại xã hội cũ đã mất đi nhưng ý thức nói chung trong đó có ý thức pháp luật vẫn còn tồn tại dai dẳng trong một thời gian dài. Những tàn dư của quá khứ được giữ lại, nhất là trong lĩnh vực tâm lý pháp luật, nơi thói quen và truyền thống còn đóng vai trò to lớn. Ví dụ những biểu hiện của tâm lý pháp luật phong kiến như sự thờ ơ, phủ nhận đối với pháp luật hiện vẫn tồn tại trong xã hội nước ta hiện nay.
Tư tưởng pháp luật đặc biệt là tư tưởng pháp luật khoa học lại có thể vượt lên trên sự phát triển của tồn tại xã hội. Hệ tư tưởng pháp luật mới có thể sinh ra trong lòng xã hội cũ.
 Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của một thời đại nào đó, song nó cũng kế thừa những yếu tố nhất định của ý thức pháp luật thời đại trước đó. Những yếu tố được kế thừa có thể là tiến bộ hoặc không tiến bộ.
Ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, với ý thức chính trị, đạo đức và các yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc pháp lý như nhà nước và pháp luật.
Đặc trưng thứ hai, ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp. Thế giới quan pháp lý của một giai cấp nhất định được quy định bởi vị trí của giai cấp đó trong xã hội. Mỗi quốc gia chỉ có một hệ thống pháp luật nhưng tồn tại một số hệ thống ý thức pháp luật. Về nguyên tắc chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị mới được phản ánh đầy đủ vào trong pháp luật.

2. Pháp chế 

Pháp chế (trong đó có xã hội chủ nghĩa) là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
Pháp chế và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Pháp chế và pháp luật là hai khái niệm rất gần nhau, tuy nhiên vẫn là hai khái niệm riêng biệt, pháp chế không phải là pháp luật mà là một phạm trù thể hiện những yêu cầu và sự đòi hỏi đối với các chủ thể pháp luật phải tôn trọng và triệt để thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Pháp luật chỉ có thể phát huy được hiệu lực của mình, điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế. Và ngược lại, pháp chế chỉ được củng cố và tăng cường khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời.
Theo quy luật phát triển của xã hội, đối với pháp chế xã hội chủ nghĩa sẽ ngày càng được củng cố và tăng cường, bởi vì trong chủ nghiã xã hội có những bảo đảm cần thiết cho sự phát triển của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các đảm đảo bao gồm:
Những bảo đảm về kinh tế: nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển theo xu hướng thống nhất, năng suất lao động ngày càng cao tạo khả năng nâng cao mức sống, thỏa mãn nhu cầu vật chất của nhân dân lao động.
 Những bảo đảm về chính trị: sự phát triển của hệ thống chính trị và các thể chế chính trị, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước và hệ thống chính trị thống nhất là những bảo đảm cho pháp chế được củng cố và hoàn thiện.
Những bảo đảm về tư tưởng: xã hội xã hội chủ nghĩa đề cao công tác giáo dục, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, chú trọng phát triển và nâng cao trình độ chính trị, trình độ văn hoá và ý thức pháp luật của nhân dân.
Những bảo đảm pháp lý: các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật ngày càng đầy đủ, hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, các quy định của pháp luật bảo đảm cho nhân dân tham gia vào công tác pháp chế ngày càng đầy đủ và phù hợp.
 Những bảo đảm về tổ chức: các biện pháp như thanh tra, kiểm tra,... ngày càng phát triển với sự tham gia rộng rãi của quần chúng.
 Những bảo đảm về xã hội: cùng với sự phát triển của nhiều hình thức hoạt động phong phú mang tính chất xã hội của các tổ chức và đoàn thể quần chúng sẽ tạo ra những bảo đảm về mặt xã hội cho việc củng cố nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay ở Việt Nam việc tăng cường pháp chế là rất cần thiết đảm bảo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc tăng cường pháp chế phải được thực hiện:
 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế. Đảng Đưa ra các chủ trương, định hướng trong các Văn kiện, các nghị quyết của Đảng vừa tăng trưởng kinh tế, xã hội vừa đảm bảo ổn định trật tự an toàn xã hội.
Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thực hiện vấn đề này trước hết phải có hệ thống các bộ luật, luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nền khinh tế thị trường theo định hướg xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay; các văn bản hướng dẫn thi hành luật kịp thời đưa pháp luật vào cuộc sống, các văn bản hướng dẫn thi hành luật thể hiện sự chính xác không được mâu thuẫn hoặc trái luật.
Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật. Công tác tổ chức thực hiện pháp pháp luật hết sức quan trọng, vì nếu chúng ta có hệ thống pháp luật hoàn thiện nưng tổ chức thực hiện chúng không tốt cũng không mang lại hiệu quả. Tổ chức thực hiện pháp luật phải xác định hệ thống cơ quan không chồng chéo về thẩm quyền, có đủ khả nưng thực hiện; nâng cao nhận thức pháp luật cho các chủ thể trong xã hội thông qua các phương thức khác nhau.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. Công tác kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, nhất là những lĩnh vực nhạy cảm, thuờng xuyên phải tiếp xúc với nhân dân như lĩnh vực đất đai, thuế vụ, hải quan,…Đối với những cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo pháp luật không phụ thuộc vào thành phần, địa vị xã hội; các cơ quan, cá nhân không được can thiệp vào việc xử lý vi phạm của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Ý thức pháp luật và pháp chế 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét