loi, bai, hat, lời bài hát

mon phap luat dai cuong

Hiển thị các bài đăng có nhãn mon phap luat dai cuong. Hiển thị tất cả bài đăng

tong hop mon phap luat dai cuong cua chung to

Trong hạt vừng đen có chứa nhiều dưỡng chất như protein (chất đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất đường bột), mon phap luat dai cuongKcalo nhiệt lượng, canxi, photpho, sắt; và các vitamin như: B1, Vitamin B2, niacin. Ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố... mon phap luat dai cuong Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.
Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

khái niệm, hậu quả của việc ly hôn


a, Khái niệm ly hôn 
  Khoản 8 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng của cả hai vợ chồng.

Khái niệm phương pháp điều chỉnh Luật hôn nhân và gia đình


a, Đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình
Đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con và giữa những người thân thích ruột thịt khác.

khái niệm, quyền kế thừa theo di chúc


* Khái niệm di chúc và quyền của người lập di chúc:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có các quyền sau đây:

những quy định chung về quyền thừa kế


- Quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật dân sự (chế định thừa kế) bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định về thừa kế, về việc bảo vệ và điều chỉnh, chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống.

khái niệm, nội dung quyền sở hữu


a, Khái niệm quyền sở hữu
Quyền sở hữu là chỉ tổng hợp các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.

khái niệm đối tượng phương pháp điều chỉnh luật dân sự việt nam


a, Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự
Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản dưới dạng tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ chuyển, sửa chữa tài sản đó trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng. Tài sản trong Luật dân sự bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản như nhà ở, cổ phiếu, trái phiếu, tiền,,...
Quan hệ nhân thân: Quan hệ nhân thân là những quan hệ giữa người với người về những lợi ích phi vật chất, không có giá trị kinh tế, không tính ra được thành tiền và không thể chuyển giao và nó gắn liền với cá nhân, tổ chức nhất định. Quan hệ này ghi nhận đặc tính riêng biệt và sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân hay tổ chức.
Quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự bao gồm quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản và quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản.
Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản nghĩa là các quan hệ nhân thân làm tiền đề phát sinh quan hệ tài sản nó chỉ phát sinh trên cơ sở xác định được các quan hệ nhân thân như: quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật,...
Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản là những quan hệ giữa người với người về những lợi ích tinh thần tồn tại một cách độc lập không liên quan gì đến tài sản như quan hệ về tên gọi, quan hệ về danh dự của cá nhân.

b, Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự

 Phương pháp điều chỉnh là những cách thức biện pháp mà nhà nước tác động đến các các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt theo ý chí của nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tất cả các đơn vị kinh tế không phân biệt hình thức sở hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, cạnh tranh và hợp tác với nhau, bình đẳng trước pháp luật, các chủ thể tham gia quan hệ tài sản có địa vị pháp lý như nhau, độc lập với nhau về tổ chức và tài sản. Vì vậy, phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là bình đẳng, thoả thuận và quyền tự định đoạt của các chủ thể.

c, Khái niệm Luật dân sự

 Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập, quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.

khái niệm đối tượng phương pháp điều chỉnh luật dân sự việt nam 

Các giai đoạn tố tụng hình sự


a, Khởi tố vụ án hình sự
  Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự trong đó có cơ quan thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

  Hoạt động này do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử hoặc đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm hoặc các cơ quan khác thuộc lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện theo quy định của pháp luật.
b, Điều tra vụ án hình sự
Là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án.
* Khi đủ chứng cứ xác định tội phạm và người phạm tội thì Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố. Đối với vụ án được áp dụng theo thủ tục rút gọn thì chỉ làm đề nghị truy tố, nếu vụ án do đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển điều tra thì sau khi tiến hành điều tra, các cơ quan này chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền mà không làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố.
* Sau khi nhận hồ sơ ở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:
Quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án có thẩm quyền bằng bản cáo trạng;
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án.
c, Giai đoạn xét xử sơ thẩm
* Thẩm quyền xét xử của Tòa các cấp.
Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự cấp khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội phạm sau đây: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;  các tội phạm quy định tại các Điều 92, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322, 323 của BLHS.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự cấp khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.
* Phiên tòa hình sự sơ thẩm bao các giai đoạn.
Giai đoạn bắt đầu phiên tòa: ở giai đoạn này Thẩm phán chủ tọa phiên tòa làm các thủ tục cần thiết trước khi xét hỏi như: kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng, giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng,...
Giai đoạn xét hỏi
 Trước khi bắt đầu xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng, sau đó Hội đồng xét xử tiến hành xét hỏi làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, trực tiếp xem xét vật chứng, tài liệu tại phiên tòa. Khi xét hỏi, Thẩm phán hỏi trước sau đó đến Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa. Bị cáo, người tham gia tố tụng khác có quyền yêu cầu xét hỏi thêm về những vấn đề chưa được làm rõ.
Giai đoạn tranh luận
 Mở đầu giai đoạn tranh luận Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, sau đó người bào chữa (nếu có), bị cáo trình bày lời bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Kiểm sát viên phải tham gia đối đáp về những vấn đề còn mâu thuẫn giữa lời luận tội, quan điểm xử lý vụ án của Kiểm sát viên với lời trình bày của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Trong trường hợp qua tranh luận mà phát hiện thêm những vấn đề chưa được làm rõ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi, sau khi xét hỏi xong lại trở lại phần tranh luận. Kết thúc phần tranh luân bị cáo được trình bày "lời nói sau cùng".
 Giai đoạn nghị án và tuyên án 
 Khi nghị án chỉ có thành viên Hội đồng xét xử (Thẩm phán, Hội thẩm) mới có quyền này. Hội đồng xét xử phải lần lượt thảo luận và biểu quyết từng vấn đề của vụ án; các thành viên của Hội đồng xét xử đều phải trình bày ý kiến của mình về các vấn đề của vụ án, Hội thẩm phát biểu trước, Thẩm phán phát biểu sau và là người biểu quyết sau cùng. Bản án, các quyết định của Hội đồng xét xử phải được đa số thành viên của Hội đồng xét xử biểu quyết thông qua, người có ý kiến thiểu số được bảo lưu ý kiến trong hồ sơ; việc nghị án phải được lập thành biên bản, bản án, các quyết định của Hội đồng xét xử và biên bản nghị án phải được thông qua tại phòng nghị án.
Sau khi nghị án xong Thư ký Tòa án yêu cầu các bị cáo và người tham gia tố tụng vào phòng xử án, sau đó Chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử đọc bản án, trong trường hợp bản án dài thì các Thẩm phán, Hội thẩm thay nhau đọc.
d, Xét xử phúc thẩm
Tính chất phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại vụ án hoặc quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
e, Thi hành án hình sự 
Là giai đoạn tố tụng hình sự nhằm thực hiện bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
g, Giai đoạn tố tụng đặc biệt: gồm giám đốc thẩm và tái thẩm
Giám đốc thẩm là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó Toà án có thẩm quyền xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án.
Tái thẩm là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Toà án có thẩm quyền xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.

Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng


a, Cơ quan tiến hành tố tụng
* Cơ quan điều tra: tổ chức của cơ quan điều tra bao gồm:
Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân;

Khái niệm Luật tố tụng hình sự


a, Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự
Để đảm bảo cho việc phát hiện, xác định tội phạm và người phạm tội được chính xác, xử lý nghiêm minh,
không để lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

các loại hình phạt chính trong Bộ luật hình sự


Các loại hình phạt trong hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự bao gồm mười bốn loại như sau:

khái niệm hình phạt là gì


Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội (Điều 26 Bộ luật hình sự).

những yếu tố cấu thành tội phạm


Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự.

khái niệm luật hình sự việt nam


 a, Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự
 Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.
Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Xử phạt hành chính


a, Khái niệm Xử phạt hành chính 

      Xử phạt hành chính là một hoạt động đặc biệt của quản lý nhà nước bao gồm một loạt hành vi cụ thể như: phân tích đánh giá mức độ vi phạm, đối chiếu quy định của pháp luật, căn cứ lựa chọn, chế tài áp dụng hình thức và mức phạt,...và cuối cùng ra quyết định xử phạt.

vi phạm hành chính


a, Định nghĩa vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Khái niệm Luật hành chính


a, Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính

  Là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, những quan hệ này gọi là quan hệ quản lý hành chính nhà nước hay quan hệ chấp hành điều hành, bao gồm các quan hệ sau:

Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a, Khái niệm bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất, một hệ thống các cơ quan nhà nước hay còn gọi là bộ máy nhà nước.

Hiến pháp xã hội chủ nghĩa - Luật cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa


Hiến pháp là một đạo luật cơ bản khác với những đạo luật khác. Tính chất luật cơ bản của Hiến pháp trong nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện trên nhiều phương diện:

Ý thức pháp luật và pháp chế

1. Ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội xã hội chủ nghĩa,
Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Các hình thức thực hiện pháp luật


Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.