loi, bai, hat, lời bài hát

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai


Tranh chấp đất đai là các mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.


Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở (Điều 135 Luật đất đai 2003).
  Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không tự hoà giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp.
Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hoà giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
  Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Chẳng hạn tranh chấp quyền sử dụng đất mà đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc tranh chấp nhà, công trình xây dựng, cây lâu năm trên đất thì có quyền khởi kiện tại Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự (trước khi khởi kiện phải thông qua hoà giải tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã).
Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai 2003 thì được giải quyết như sau:
Một là, đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là cấp huyện) giải quyết lần đầu mà một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là cấp tỉnh) là quyết định giải quyết cuối cùng.
Hai là, đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
  Đối với giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính. Tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Quốc hội quyết định;
Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là địa giới hành chính của cấp huyện) hoặc xã, phường, thị trấn (cấp xã) do Chính phủ quyết định.
Bộ Tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai

Người khởi kiện nộp đơn yêu cầu giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu qua thủ tục hòa giải mà một trong các bên không đồng ý với nội dung hòa giải thì có quyền  nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc nộp đơn  khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp mà không thông qua trình tự thủ tục hòa giải.
Sau khi nhận đơn khởi kiện hợp lệ, tài liệu chứng cứ kèm theo mà vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện để nộp tạm ứng án phí (nếu không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí)
Sau khi nhận được biên lai nộp tạm ứng án phí thì Tòa án tuến hành thụ lý vụ án và giải quyết.
Thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật thì thời hạn tối đa là 8 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét